KÊNH THÔNG TIN
Mời bạn nhập email để nhận thông tin khuyến mãi từ TPlus Computer
1
Khách hàng cá nhân
2
Khách hàng doanh nghiệp
3
Hỗ trợ kỹ thuật, bảo hành - trả góp
Bạn đã có tài khoản?Đăng nhập
Mã SP: 6TB 256MB
3,879,000đ
4,999,000đ
(Tiết kiệm: 23%)Còn hàng
Thêm vào giỏMã SP: WD40EFPX
Liên hệ
Còn hàng
Thêm vào giỏMã SP: WD10EZEX
849,000đ
1,099,000đ
(Tiết kiệm: 23%)Còn hàng
Thêm vào giỏSSD - Ổ đĩa thể rắn
SSD viết tắt của Solid State Driver là ổ đĩa trạng thái rắn sử dụng bộ nhớ flash để lưu trữ, truyền tải dữ liệu với hiệu suất và độ bền cao. Ổ cứng HDD truyền thống với nhiều bộ phận cơ học như đầu từ, trục quay, đĩa quay thường gặp rất nhiều rủi ro và đôi khi khiến bạn mất dữ liệu vì những sự cố không mong muốn chẳng hạn như va đập vật lý. Và với SSD, bạn có một ổ cứng không có các bộ phận chuyển động đó. Chính vì vậy SSD bền hơn, chạy mát hơn, êm hơn, sử dụng ít năng lượng hơn...và đặc biệt là tốc độ vượt trội hơn.
SSD hoạt động như thế nào?
SSD có thể được ví như một chiếc USB dung lượng lớn. Bên trong, nó sử dụng một công nghệ gọi là NAND - công nghệ được sử dụng trong các bộ nhớ trạng thái rắn, một loại bộ nhớ Flash. Càng nhiều chip nhớ NAND, SSD càng có nhiều dung lượng lưu trữ. Công nghệ hiện đại của các nhà sản xuất cho phép SSD có nhiều chip NAND hơn bao giờ hết. Điều đó có nghĩa là SSD hiện nay có thể có dung lượng tương tự như ổ cứng.
Cấu trúc flash NAND được chia theo mô hình lưới, căn bản là cell (các ô nhớ), page (trang) và block (khối). Nhiều cell hợp thành một page, kích thước thường từ 2 – 16KB. gần giống nhiều page sẽ chia thành một block, gồm 128 đến 256 page với kích thước từ 256KB – 4MB. Trong xu hướng hiện nay, nhiều nhà phát hành thường chọn cách mở mang kích thước page và block để tăng tốc độ ghi của SSD.
Khác với ở cứng HDD truyền thống, SSD sử dụng một mạng lưới các tế bào lưu điện để nhanh chóng gửi và nhận dữ liệu. Các lưới này được tách thành các phần được gọi là “trang” và các trang này là nơi dữ liệu được lưu trữ. Các trang được nhóm lại với nhau để tạo thành “các khối”. SSD được gọi là “trạng thái rắn” vì chúng không có bộ phận chuyển động. Do dữ liệu được lưu trữ và truy xuất mà không cần các cơ cấu cơ học, do đó tốc độ của SSD nhanh hơn rất nhiều.
Ưu thế của SSD so với HDD
Tốc độ
Trong trận đấu giữa SSD và HDD, tốc độ là điểm chúng ta thực sự nhìn thấy sự khác biệt đặc biệt khi chúng được sử dụng trong các cấu hình của PC gaming. Ổ đĩa trạng thái rắn luôn luôn nhanh hơn nhiều so với ổ cứng truyền thống. Nhưng với công nghệ SSD luôn phát triển và nhược điểm nút thắt cổ chai SATA III đã được loại bỏ, sự khác biệt giờ đây trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
Trước tiên, hãy nhìn vào tốc độ ổ cứng. Bởi vì các ổ đĩa này sử dụng đĩa quay, do vậy tốc độ của chúng chủ yếu phụ thuộc vào RPM (vòng quay mỗi phút). Tức nghĩa là ổ đĩa có chỉ số RPM càng cao thì tốc độ xử lý dữ liệu càng nhanh. Nhiều ổ cứng phổ thông có RPM là 5.400 RPM, đây là ổ cứng hiện đại có tốc độ chậm nhất trên thị trường. Nhưng tốt hơn hết là bạn nên chọn một ổ có thể đạt 7.200 RPM, đây là mức mà hầu hết các ổ cứng hiện đại sẽ được đánh giá là hoạt động ổn định Bạn cũng có thể tìm thấy các ổ đĩa có RPM cao hơn, lên tới 10.000 RPM và thậm chí cao hơn, nhưng chúng hiếm hơn và giá thành cũng sẽ đắt hơn. Ngược lại, SSD không có bất kỳ bộ phận chuyển động nào. Tốc độ của chúng không hề phụ thuộc vào RPM, mà phụ thuộc vào công nghệ - và kết nối dữ liệu của ổ đĩa.
Vì vậy, ngay cả với kết nối SATA III, giới hạn tốc độ của SSD, bạn vẫn có tốc độ gấp bốn lần tốc độ của ổ cứng truyền thống. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng một trong những kết nối được tối ưu hóa tốt hơn cho SSD như M.2 hay PCIe, sự khác biệt về tốc độ thực sự mở ra. Đây là yếu tố hàng đầu khi người sử dụng lựa chọn ổ cứng dành cho những cấu hình đòi hỏi những công việc yêu cầu tốc độ xử lý cao như máy tính Workstations.
Phân mảnh
Do cấu tạo đĩa từ, đầu đọc ghi và động cơ quay nên HDD chỉ thực sự làm việc hiệu quả với các tập tin lớn được lưu trữ liền kề, nếu như dữ liệu bị phân bố rải rác trên phiến đĩa, sẽ tốn rất nhiều thời gian để có thể đọc được toàn bộ chúng và ghép lại. Trong khi đó SSD không hề quan tâm đến vấn đề này, dữ liệu có thể load đồng loạt ở nhiều chip nhớ khác nhau. Rõ ràng ổ cứng thể rắn chiếm ưu thế hơn hẳn.
Độ bền
Các linh kiện động cơ quay và đầu đọc dữ liệu của HDD dễ dàng bị tác động bởi ngoại lực bên ngoài như rung lắc, rơi… khiến chúng bị sai lệch dẫn đến ngưng hoạt động hoàn toàn, mặc dù dữ liệu có thể vẫn cứu được nhưng chiếc ổ thì mất khả năng vận hành. SSD không có bộ phận chuyển động nào, do đó chiếc ổ cũng như dữ liệu hoàn toàn có khả năng sống sót sau những tác động vật lý từ bên ngoài (tất nhiên là không quá mạnh).
Tiếng ồn
Hiển nhiên là HDD sẽ phát ra tiếng động khi làm việc bởi động cơ quay và sự di chuyển của đầu đọc. Trong khi đó SSD im lặng tuyệt đối trong mọi trường hợp, đơn giản vì hoạt động tín hiệu điện không phát ra tiếng.
Mời bạn nhập email để nhận thông tin khuyến mãi từ TPlus Computer
☎️ Đức Tâm: 079.456.4444
☎️ Vũ Thanh: 0974.62.1190
☎️ Kinh Doanh 24/24: 087.878.6886
Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số 0110015859 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 01/06/2022
Trụ sở công ty: Số 3 Ngõ 86 Đường Phú Kiều, Phường Phúc Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Địa điểm kinh doanh: Số nhà 32, Ngách 322/158 đường Mỹ Đình, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
Hotline: 079.456.4444 / Điện thoại: 087.878.6886
Email: info@tpluscomputer.vn
Website: www.tpluscomputer.vn